Hậu quả và ý nghĩa Trận_Tương_Dương_(191)

Cái chết của Tôn Kiên khiến lực lượng quân phiệt này mất chủ tướng, suy yếu hẳn. Cháu Tôn Kiên là Tôn Bí đứng ra thống lĩnh các thuộc hạ của Tôn Kiên, chạy về Nam Dương theo Viên Thuật. Viên Thuật thôn tính hết thuộc hạ của Tôn Kiên.[4] Con Tôn Kiên là Tôn Sách phải mang gia quyến đi lánh nạn và bản thân cũng phải đến nương nhờ Viên Thuật.

Lưu Biểu từ chỗ yếu thế, phải chống trả và phòng thủ, nhờ giết được Tôn Kiên đã bớt được mối uy hiếp lớn từ phía bắc. Viên Thuật vốn dựa vào Tôn Kiên, nghe tin Tôn Kiên chết, Thuật bị cô thế không dám xâm phạm tới vùng lãnh địa của Lưu Biểu nữa mà bỏ chạy về phía đông tới Dương châu. Hoàng Tổ lập công trong trận này, được cử sang quận Giang Hạ giữ chức Thái thú.[4]

Sau đó quyền thần Lý ThôiTrường An (thay Đổng Trác chết năm 192) muốn liên kết với Lưu Biểu bèn phong ông làm Trấn nam tướng quân, Kinh châu mục, Thành Vũ hầu. Với chức Châu mục, Lưu Biểu được thừa nhận thực quyền lớn ở địa phương, không chỉ có vai trò trưởng quan trong châu nặng về danh nghĩa như chức Thứ sử trước đây.[5] Chiến thắng Tương Dương khiến Lưu Biểu không những loại trừ được 2 quân phiệt mạnh đe dọa phía bắc, mở rộng (hay chính xác là thu hồi) địa bàn quận Nam Dương mà còn giúp ông nâng cao được địa vị.

Liên quan